“Lập trình viên à, cứ “táng” con máy nào mạnh nhất, đắt nhất cho anh!”. Khi hỏi về việc mua máy tính cho dân kỹ thuật hoặc lập trình viên, đây có lẽ là câu trả lời thường gặp nhất. Điều đó đúng, nhưng chỉ thực sự hợp lý khi bạn có nhiều tiền, và không tiếc để chi cho một “cỗ máy hàng trăm triệu”. Hầu hết các mẫu máy tính đều có thể dùng để lập trình, tuy nhiên việc chọn mua một chiếc máy có cấu hình tốt ngay từ ban đầu sẽ mang đến bạn nhiều lợi ích nhất định.
Vậy, đâu là những yếu tố cần quan tâm khi chọn mua máy tính cho lập trình viên, cho dân kỹ thuật? Hãy cùng Acer tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tips chọn mua máy tính cho dân kỹ thuật, lập trình viên 2021
Tips chọn mua máy tính cho dân kỹ thuật, lập trình viên
Về cấu hình
Hãy chọn mua máy tính có cấu hình mạnh nhất với ngân sách mà bạn có. Việc sở hữu một máy tính có cấu hình đủ mạnh sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, như xử lý nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tình trạng giật lag, đảm bảo sự bền bỉ khi phải xử lý thường xuyên các tác vụ nặng…
CPU: Kinh nghiệm chọn CPU là càng mạnh, càng mới thì càng tốt. Mỗi năm, các nhà sản xuất vi xử lý đều cố gắng nâng cấp các sản phẩm của mình, nhằm mang lại hiệu suất tốt hơn, trải nghiệm tốt hơn, và tiết kiệm điện hơn. Một chip xử lý Intel Core i5 thực tế là đã đủ dùng rồi, nhưng nếu ngân sách không phải là rào cản lớn đối với bạn, hãy chọn dòng chip Core i7 hoặc i9 để có được hiệu năng tốt hơn.
GPU: GPU không phải là yếu tố quá quan trọng, vì nhiều mẫu card onboard hiện nay có chất lượng rất tốt, đủ dùng để lập trình. Tuy nhiên, nếu bạn là kỹ thuật viên lập trình game hoặc lập trình những sản phẩm chuyên về hình ảnh, hãy chọn những mẫu máy có card đồ họa rời để có được trải nghiệm testing tốt nhất.
RAM: Càng nhiều càng tốt. Các phần mềm lập trình thường nặng và ngốn RAM, chưa kể đến việc bạn thường phải mở nhiều tác vụ cùng một lúc. Về cơ bản, 1 thanh RAM có dung lượng 8GB là đã đủ dùng rồi, nhưng nếu dư dả hơn về ngân sách, hãy chọn thanh RAM có dung lượng 16 hoặc 32GB.
Ổ cứng: Mặc dù có mức giá rẻ hơn, nhưng HDD thực sự đã lỗi thời, cho tốc độ đọc ghi rất kém. Hãy chọn mua những mẫu máy được trang bị loại ổ cứng tối ưu nhất hiện nay như SSD NVMe, Intel Optane…, có hỗ trợ khe cắm bổ sung để có thể nâng cấp khi cần.
Những yếu tố khác:
Sẽ rất sai lầm nếu chỉ chú trọng đến cấu hình khi chọn mua máy tính cho dân kỹ thuật, lập trình viên mà bỏ qua những yếu tố khác. Cấu hình là yếu tố quan trọng nhất, đúng, nhưng chính những thành phần khác như màn hình, bàn phím, tản nhiệt, pin… mới là thứ bạn tương tác trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm lập trình. Thử tưởng tượng xem, mọi thứ sẽ tồi tệ như thế nào nếu bạn phải lập trình trên chiếc màn hình rỗ, bàn phím “cùi”, tỏa nhiệt nóng, yếu pin?
- Màn hình: Hãy chọn màn hình có kích thước đủ lớn, hiển thị rõ nét, độ phân giải ít nhất đạt Full HD.
- Bàn phím: Thao tác thoải mái, độ nảy tốt, hành trình phím rộng, kích thước vừa đủ để hạn chế tình trạng gõ nhầm.
- Tản nhiệt: Hãy chọn mẫu máy có hệ thống tản nhiệt tốt, đảm bảo quá trình sử dụng không quá nóng, không ảnh hưởng đến các linh kiện khác bên trong.
- Dung lượng pin: Không cần phải quá lớn đâu, nhưng đảm bảo đủ dùng trong 1 ngày là được. Tất nhiên, bạn có thể cắm sạc cả ngày, nhưng như thế lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy thì không hay.
- Trọng lượng: Nếu bạn chọn mua laptop để lập trình, hãy cân nhắc đến yếu tố trọng lượng. Những chiếc máy có cấu hình mạnh thường không quá mỏng hoặc nhẹ, nhưng cần phải đủ thoải mái để quá trình mang vác dễ chịu hơn.
ConceptD: Khi Acer định nghĩa lại hệ sinh thái máy tính dành cho nhà sáng tạo
Acer ConceptD là gì?
ConceptD là dự án mới nhất của Acer nửa đầu năm 2019. Không ra mắt nhỏ giọt từng đợt như các dòng sản phẩm trước đây, Acer chọn cách âm thầm nghiên cứu, phát triển kỹ lưỡng, để rồi tung ra ngay tại sự kiện Next@Acer 2019. Với một dải sản phẩm chuyên biệt gồm màn hình, máy tính để bàn, máy tính xách tay, ConceptD không chỉ là một dòng sản phẩm, mà là một thương hiệu, một hệ sinh thái mới dành riêng cho các nhà thiết kế, nhà sáng tạo, các kỹ sư hoặc lập trình viên.
Acer ConceptD
Những sản phẩm ConceptD phù hợp với dân kỹ thuật, lập trình viên
- Nếu nhu cầu của bạn là máy tính để bàn
Máy tính để bàn luôn là lựa chọn tối ưu nhất của dân kỹ thuật, lập trình viên. Ưu điểm của dòng máy này là cho phép bạn tự do nâng cấp, thay đổi các linh kiện bên trong như vi xử lý, card đồ họa, RAM, ổ cứng… Với thương hiệu ConceptD, Acer tung ra hai mẫu máy workstation cực khủng – ConceptD 900 và 500 cùng hàng loạt các trang bị mạnh nhất hiện nay như bộ xử lý dual Intel® Xeon® Gold 6148 hoăc Intel® Core ™ i9-9900K thế hệ 9, card đồ họa NVIDIA Quadro RTX 6000/4000, hệ thống 6 hoặc 3 quạt tản nhiệt hút không khí qua tấm chắn phía trước, đảm bảo quá trình vận hành luôn êm ái và mát mẻ…
Acer ConceptD 900
Trong khuôn khổ bài viết, người viết sẽ không đánh giá hoặc trải nghiệm chi tiết ConceptD 900/500. Bởi đơn giản, diện tích bài viết thì quá nhỏ, trong khi đó lại có quá nhiều thứ cần phải nói về 2 mẫu máy này. Chỉ có thể khẳng định rằng, sức mạnh từ ConceptD 900/500 là cực kỳ “khủng khiếp”, sẵn sàng mang đến bạn mọi trải nghiệm lập trình đỉnh cao.
Acer ConceptD 500
- Nếu nhu cầu của bạn là máy tính xách tay
Ngoài hai mẫu workstation 900 và 500, Acer còn mang đến Next@Acer 2019 3 mẫu laptop chuyên dụng dành cho các nhà sáng tạo: ConceptD 9, 7 và 5. Đối với người dùng tìm mua máy tính cho dân kỹ thuật, lập trình viên, những mẫu laptop mới thuộc dòng ConceptD hứa hẹn là lựa chọn hoàn hảo cho nhu cầu sử dụng hàng ngày, dễ dàng mang vác, di chuyển nhưng vẫn sở hữu cấu hình cực tốt để code hoặc testing.
Acer ConceptD 9 là mẫu máy cao cấp nhất và cũng gây ấn tượng nhiều nhất. Không sở hữu thiết kế vỏ sò như các mẫu laptop thông thường, phần màn hình trên ConceptD 9 cực kỳ nổi bật và khác biệt với cơ chế lật – xoay, mang đến nhiều góc nhìn đa dạng cho nhu cầu vẽ vời, thiết kế. Xét về cấu hình, mẫu máy này cũng là một “cỗ máy hạng nặng” khi được trang bị chip Intel Core i9 thế hệ 9, card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 2080, RAM DDR4 lên tới 32GB 2666 MHz và hai ổ SSD M.2 PCIe NVMe 512GB với RAID 0…
Acer ConceptD 9
Đối với ConceptD 7 và 5, đây là hai mẫu máy thuộc phân khúc thấp hơn so với 9, nhưng lại gây ấn tượng bởi thiết kế đẹp mắt, trọng lượng nhẹ và cấu hình cực khủng. Trong khi ConceptD 7 có độ mỏng 17.9mm cùng trọng lượng 2.1 kg, thì kích thước của ConceptD 5 lại vượt trội hơn với độ mỏng chỉ 16.9mm, trọng lượng chỉ 1.5 kg. Cả hai mẫu máy này đều sở hữu thiết kế màn hình tràn viền, độ phân giải 4K UHD cho chất lượng hiển thị sắc nét, màu sắc trung thực với dải màu rộng 100% Adobe RGB cùng độ sai màu Delta E <2. Về phần cấu hình, Acer ConceptD 7 và 5 chắc chắn mang đến người dùng trải nghiệm tuyệt vời nhất, với chip Intel Core i7 thế hệ 8 hoặc 9, RAM 16GB, card đồ họa rời NVIDIA GeForce RTX ™ 2080 thiết kế Max-Q (7) hoặc Radeon ™ RX Vega M GL (5)…
Acer ConceptD 7
Về phần tản nhiệt, cả ba mẫu laptop ConceptD đều được Acer trang bị hệ thống AeroBlade 3D thế hệ 4 cho khả năng làm mát ưu việt và hoạt động êm ái, đảm bảo tiếng ồn phát ra luôn dưới mức 40db. Nhờ vậy, dân kỹ thuật, lập trình viên có thể thoải mái làm việc cùng hàng loạt các tác vụ nặng hàng ngày mà không lo ồn ào hay quá nhiệt.
Acer ConceptD 5
Tạm kết
Với nhu cầu mua máy tính cho dân kỹ thuật hoặc máy tính cho lập trình viên, việc chọn mua một chiếc máy cấu hình mạnh ngay từ đầu sẽ mang đến bạn nhiều lợi ích nhất định. Sở hữu thiết kế hiện đại, cấu hình cực khủng cùng hàng loạt công nghệ tiên tiến, chắc chắn mức giá của các sản phẩm thuộc dòng ConceptD sẽ từ khá đến rất cao, nhưng trải nghiệm mà chúng mang lại cũng sẽ tương xứng với giá trị bản thân cùng mong đợi của chính bạn.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về Acer ConceptD, mời bạn truy cập vào đây.