Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng màn hình máy tính khác nhau. Chính vì thế, việc chọn lựa cho mình một chiếc màn hình phù hợp cũng trở nên khó khăn với nhiều người. Có rất nhiều màn hình khác nhau với nhiều tần số quét như 60hz, 75hz và 144hz,…Với dòng màn hình máy tính 144Hz thì bạn cần quan tâm những gì khi mua? Hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
1/ Hai thông số kỹ thuật nên lưu ý trên màn hình
Tần số quét
Khi đọc thông số kỹ thuật, điều bạn cần quan tâm ngoài kích thước màn hình và độ phân giải thì tần số quét là một nhiều thông tin bạn cần tìm hiểu. Tần số quét hay còn còn gọi là refresh rate, đây là thông số cho biết trong 1 giây số hình ảnh được màn hình làm mới là bao nhiêu, được tính bằng đơn vị là Hertz (Hz).
Với màn hình 144Hz điều này đồng nghĩa có 144 khung hình được làm mới trong vòng 1 giây. Chứng tỏ, các chuyển cảnh sẽ rất mượt mà và không hề có sự giật lag. Tần số quét càng nhanh thì việc chơi game sẽ mượt mà hơn, do đó các game thủ sẽ thích chiếc màn hình gaming 144Hz hơn so với 60Hz hay 75Hz. Do đó, khi mua màn hình để chơi các tựa game hot, game hình động đòi hỏi tốc độ chuyển cảnh nhanh thì bạn hãy lựa chọn màn hình từ 144Hz trở lên.
Cấu hình chuẩn gaming là màn hình có tần số 144hz trở lên
Thời gian phản hồi
Thông số thứ hai bạn cần quan tâm đó chính là response time hay còn gọi là thời gian phản hồi của màn hình. Nếu tần số quét hay tốc độ làm tươi là số hình ảnh mà màn hình có thể thay đổi trong 1 giây thì tốc độ thay đổi những hình ảnh đó chính là thời gian phản hồi.
Thời gian phản hồi nhanh nhất mà chiếc màn hình có thể đạt được hiện nay là 1ms. Ngoài ra, vẫn có nhiều chiếc màn hình với thời gian phản hồi là 4ms và vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu cả tần số quét cao và thời gian phản hồi nhanh thì chất lượng hình ảnh mang lại sẽ đẹp hơn, rõ nét và không bị trồi sụt khung hình, giật lag hay bóng ma,..Đặc biệt với những bạn thường chơi game thì hai thông số kỹ thuật này càng tốt thì việc trải nghiệm game sẽ tuyệt vời hơn. Với chiếc màn hình 144hz thường có thời gian phản hồi là 1ms.
Thời gian phản hồi nhanh sẽ giúp tối ưu hình ảnh tốt hơn
2/ Chọn kết nối cho màn hình 144Hz
Cổng DVI
Đối với màn hình máy tính có tần số quét là 144hz thì công DVI sẽ tốt hơn so với VGA/D-Sub. Hiện nay có nhiều phiên bản cổng DVI khác nhau. Trong đó, Dual Link DVI-D là cổng kết nối có thể hỗ trợ ở res full HD với màn hình sở hữu tần số quét 144Hz hoặc QHD (2560×1440) với màn hình có tần số quét 75Hz. Còn ở những loại màn hình đời mới và cao cấp hơn, cổng này cũng đã được hãng sản xuất dần bị loại bỏ.
Cổng HDMI
HDMI là một trong những cổng kết nối phổ biến hiện nay thường có trên màn hình máy tính, laptop và tivi. Có hai chuẩn cổng HDMI phổ biến đó là HDMI 1.4 và 2.0. Tuy nhiên, hiện nay cổng HDMI 1.4 cũng ít được ưa chuộng mà đã dần dần dần thay thế bằng cổng HDMI 2.0.
Ưu tiên chọn cổng HDMI 2.0 để có nhiều tính năng hơn nhé
Về cơ bản cổng HDMI 1.4 có thể chạy ở res full HD với 144Hz. Nhưng trên thực tế là nó chỉ đạt tối đa 120Hz, thậm chí là chỉ đạt 60Hz đối với một số loại màn hình cũ. Để HDMI 1.4 có thể hỗ trợ chạy được ở res full HD và tần số quét 144Hz, một số hãng sản xuất đã tinh chỉnh các sản phẩm của họ để phù hợp, tuy nhiên vẫn không nhiều.
Chính vì thế, để có thể sử dụng được res full HD ở 144Hz, thì màn hình có cổng kết nối HDMI 2.0 sẽ là phù hợp nhất. Do đó, khi mua màn hình 144hz bạn cũng cần quan tâm đến cổng HDMI nữa nhé.
Cổng Displayport
Với cổng kết nối Displayport thì bạn không cần quá lo lắng vì cổng Displayport nào cũng mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời. Có hai loại cổng Displayport đó là Displayport 1.2 và 1.4. Với dòng Displayport 1.2 thì cổng kết nối này hỗ trợ tốt trên những chiếc màn hình 240Hz ở 1080p, 165Hz ở 1440p và cả 75Hz ở 4K.
Cổng Displayport nào cũng mang đến sự trải nghiệm tốt
Còn cổng DisplayPort 1.4 thì có sự cải tiến hơn, đã bổ sung thêm nhiều tính năng cần thiết có thể hỗ trợ tốt với tần số quét 240Hz ở 1440p, hay 120Hz ở 4K, và 60Hz ở 5K cũng như là tần số quét 30Hz ở 8K.
Như vậy, khi mua màn hình máy tính 144Hz bạn không chỉ quan tâm đến thời gian phản hồi mà còn xem thêm về các cổng kết nối để lựa chọn cho mình chiếc màn hình tiện ích hơn, dễ dàng kết nối dữ liệu với nhau tiện lợi hơn trong việc sử dụng.
>>> Xem thêm: Những yếu tố không thể thiếu cho một màn hình đồ họa chuyên nghiệp